Văn hóa chất lượng có vai trò gì trong Hệ thống quản lý chất lượng?

Văn hóa của một tổ chức bao gồm những thói quen, tập quán, lòng tin, giá trị trong tổ chức ấy. Quản lý cần xác định và tạo văn hóa chất lượng cần thiết để tạo sự thành công của tổ chức.

1. Chiến lược cạnh tranh chất lượng

Hai chiến lược giúp một tổ chức đạt được sự cạnh tranh về chất lượng trên thị trường:

  • Công nghệ
  • Văn hóa

Chiến lược công nghệ là phát triển công nghệ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các công nghệ này có thể là công nghệ phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có hay công nghệ về các quá trình và công cụ có chất lượng. Chiến lược văn hóa là chiến lược thúc đẩy văn hóa trên hoạt động tổ chức, liên tục xem chất lượng là mục tiêu chính yếu để từ đó đạt thế cạnh tranh về chất lượng.

2. Văn hóa chất lượng

A, Văn hóa tổ chức

Văn hóa của một tổ chức bao gồm những thói quen, tập quán, lòng tin, giá trị trong tổ chức ấy. Quản lý cần xác định và tạo văn hóa cần thiết để tạo sự thành công của tổ chức.

Miller (1984) đã xác định 8 giá trị cơ bản của tổ chức thúc đẩy lòng trunng thành, năng suất và sáng kiến của nhân viên:

  • Mục đích: viễn cảnh của tổ chức được phát biểu theo sản phẩm và lợi ích cho khách hàng.
  • Đồng thuận trong ra quyết định.
  • Môi trường nâng cao kiến thức.
  • Sự thống nhất về sự tham gia và làm chủ công việc của nhân viên.
  • Hiệu suất công việc cá nhân và nhóm
  • Quản lý theo sự kiện và phương pháp khoa học
  • Chia sẻ kiến thức, cảm giác, nhu cầu một cách cởi mở.
  • Sự liêm chính của quản lý

Hệ thống Quản lý chất lượng- Văn hóa chất lượng là gì

Miletich (1977) đã mô tả 7 thước đo văn hóa tổ chức ở công ty Honeywell Space Systems, bao gồm định hướng rủi ro, quan hệ con người, thông tin, sự động viên khuyến khích, lãnh đạo, cấu trúc tổ chức, định hướng tổ chức. Với mỗi thước đo, công ty xác định, phân tích đo lường hiện trạng, xác định trạng thái mong muốn, xác định khoảng cách, từ đó đề ra các giải pháp cải tiến nhằm cải tiến văn hóa, quản lý chất lượng của công ty.

B, Văn hóa chất lượng

Văn hóa chất lượng là một bộ phận văn hóa của tổ chức, là những thói quen, tập quán, lòng tin, và giá trị liên quan đến chất lượng. Về chất lượng, có văn hóa tiêu cực như thói quen che dấu lỗi lầm, khuyết tật, hay văn hóa tích cực như cố gắng làm thỏa mãn khách hàng.

Theo Cameron và Sine (1999) đề xuất 4 mức văn hóa chất lượng ở một tổ chức:

  • Không chú trọng chất lượng
  • Phát hiện sai lầm
  • Phòng ngừa sai lầm
  • Sáng tạo chất lượng

Mức văn hóa chất lượng càng cao, hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức càng hiệu quả trong sản xuất sản phẩm có chất lượng. Mức văn hóa chất lượng có thể thay đổi, nâng từ mức thấp lên mức cao với các yếu tố tác động quan trọng sau:

  • Mục tiêu và đo lường mức độ đạt mục tiêu
  • Bằng chứng lãnh đạo
  • Tự phát triển và trao quyền
  • Sự tham gia
  • Khen thưởng và công nhận

Lộ trình thay đổi hay nâng mức văn hóa chất lượng được thực hiện bởi việc tích hợp các phương pháp, công cụ như hoạch định chiến lược, chất lượng, các hoạt động quản lý chất lượng ở các bộ phận, các tổ chức nhóm chất lượng. Mặt khác, tình trạng tự kiểm soát là điều kiện tiên quyết để đạt được văn hóa chất lượng.

Các bài viết khác

Hỗ trợ khách hàng

0988 297 486

Đăng ký nhận thông tin